Tăng cường tiếng việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số
Vừa qua, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch về tăng cường
tiếng Việt cho trẻ mầm non (MN), học sinh (HS) tiểu học vùng dân tộc thiểu số
(DTTS) giai đoạn 2016-2020 định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Với mục tiêu giúp trẻ em MN, HS tiểu học là DTTS có kỹ
năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục
MN và chương trình giáo dục TH. PV Báo Ninh Thuận đã có cuộc trao đổi với đồng
chí Nguyễn Anh Linh, Phó Giám đốc sở GD&ĐT xung quanh nội dung trên.
Phóng viên: Đồng chí đánh giá về tình hình triển khai
thực hiện dạy tiếng Việt của trẻ MN, HS tiểu học người DTTS trên địa bàn tỉnh
thời gian qua?
Đồng chí Nguyễn Anh Linh: Thời gian qua, việc thực hiện dạy tiếng Việt cho trẻ
MN, HS tiểu học là DTTS trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm thực hiện. Đối với
cấp học MN: Hiện nay, toàn tỉnh có 89 trường MN (72 công lập, 17 tư thục) trong
đó có 50 trường có trẻ DTTS, với
Với mục tiêu giúp trẻ em MN, HS tiểu học là DTTS có kỹ
năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục
MN và chương trình giáo dục TH. PV Báo Ninh Thuận đã có cuộc trao đổi với đồng
chí Nguyễn Anh Linh, Phó Giám đốc sở GD&ĐT xung quanh nội dung trên.
Phóng viên: Đồng chí đánh giá về tình hình triển khai
thực hiện dạy tiếng Việt của trẻ MN, HS tiểu học người DTTS trên địa bàn tỉnh
thời gian qua?
Đồng chí Nguyễn Anh Linh: Thời gian qua, việc thực hiện dạy tiếng Việt cho trẻ
MN, HS tiểu học là DTTS trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm thực hiện. Đối với
cấp học MN: Hiện nay, toàn tỉnh có 89 trường MN (72 công lập, 17 tư thục) trong
đó có 50 trường có trẻ DTTS, với 271 nhóm, lớp. Trong những năm qua, cơ sở vật
chất trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi trong cấp học MN,
nhất là vùng DTTS đã được quan tâm đầu tư. Tổng số trẻ DTTS ra lớp: 4.828 trẻ,
đạt tỷ lệ 28,5%. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là người DTTS trong cấp
học MN có 217 người; giáo viên dạy trẻ vùng DTTS có 349 người. Đối với vùng
đồng bào Chăm, hầu hết giáo viên là người Chăm dạy trẻ, nên thuận lợi trong
giao tiếp, dạy học. Tại vùng đồng bào dân tộc Raglai có trên 200 giáo viên
giảng dạy, trong đó có 50 giáo viên dân tộc Raglai và 20 giáo viên dân tộc
Chăm; các nhóm, lớp khác trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp với giáo viên. Số
đông trẻ DTTS bắt đầu đến trường từ 5 tuổi do đó thời gian trẻ giao tiếp và học
nói tiếng Việt tại trường không nhiều. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt rất
hạn chế, nhất là tại các điểm trường, lớp lẻ. Đối với cấp TH: Toàn tỉnh có 153
trường, với 206 điểm trường, trong đó có 93 trường có học sinh là DTTS, với
16.097 HS DTTS; có 3 trường phổ thông dân tộc bán trú; một số trường đã tổ chức
dạy học 2 buổi/ ngày. Hiện có 1.366 giáo viên đang trực tiếp dạy HS DTTS, trong
đó có 793 giáo viên người Kinh (chiếm 58,8%); 480 giáo viên là DTTS (chiếm
35,1%). Số giáo viên không biết tiếng mẹ đẻ của HS là 886 người (chiếm tỉ lệ
64,9%); nhiều giáo viên đã được tập huấn về phương pháp dạy tiếng Việt như ngôn
ngữ thứ hai. Tuy nhiên, số HS DTTS được học 2 buổi/ngày còn ít. Đồ dùng, trang
thiết bị dạy học tối thiểu còn thiếu thốn, xuống cấp. Nhiều trường và điểm
trường thiếu sách, truyện, tài liệu để tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS.
Những năm qua, kinh phí và nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động dạy tiếng Việt
cho trẻ DTTS còn eo hẹp; chưa có chế độ, chính sách cho giáo viên dạy tăng
cường tiếng Việt cho trẻ DTTS trước khi vào lớp 1 trong hè. HS tiểu học, nhất
là các lớp đầu cấp do không biết hoặc biết rất ít tiếng Việt nên gặp rất nhiều
khó khăn trong học tập, đặc biệt là những trẻ không qua lớp mẫu giáo 5 tuổi. Do
không biết tiếng Việt nên những HS này khó khăn trong giao tiếp với giáo viên,
rụt rè, thiếu mạnh dạn trong các hoạt động, hạn chế trong tiếp thu kiến thức.
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều HS DTTS lưu ban, bỏ
học ở cấp TH.
Phóng viên: Vậy để thực hiện hiệu quả việc dạy tiếng
Việt của trẻ MN, HS tiểu học người DTTS trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới
ngành có những giải pháp gì?
Đồng chí Nguyễn Anh Linh: Mục tiêu của tỉnh đến năm 2020, có ít nhất 35% trẻ em
người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em DTTS trong độ tuổi mẫu giáo,
trong đó, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục MN được tập trung tăng cường
tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi. Đến năm 2025, có ít nhất 50% trẻ em DTTS trong
độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em DTTS trong độ tuổi mẫu giáo, trong đó, 100% trẻ
em trong các cơ sở giáo dục MN được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo
độ tuổi. Hằng năm, 100% HS TH là DTTS được tập trung tăng cường tiếng Việt. Để
thực hiện mục tiêu trên, ngành đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp như: Đẩy mạnh
công tác truyền thông; tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ
chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt; nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán
bộ quản lý giáo dục của các cơ sở giáo dục MN và TH có trẻ em người DTTS, bồi
dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ của trẻ em DTTS; đẩy mạnh các hoạt
động tăng cường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục MN, TH; xây dựng và thực
hiện một số chính sách phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; đẩy mạnh
công tác xã hội hóa giáo dục, huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các
tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước, các nguồn vốn hợp tác khác để hỗ trợ tăng cường tiếng Việt
cho trẻ em DTTS. Bên cạnh đó ngành sẽ phối hợp với các sở, ngành và địa phương
liên quan tổng hợp báo cáo định kỳ hằng năm cho UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào
tạo theo quy định; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh thực hiện các chủ trương, chính
sách liên quan đến việc tổ chức dạy học tăng cường tiếng Việt cho trẻ MN và HS
tiểu học là DTTS.
Phóng
viên: Xin cảm ơn đồng chí.
Thế
Quang (Thực hiện) (NTO)