Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 16
  • Hôm nay: 161
  • Trong tuần: 601
  • Tất cả: 331478
Quy chế làm việc tổ Toán - Lý - Tin - KTCN

TRƯỜNG THPT BÁC ÁI                                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ:TOÁN – LÝ – TIN –KTCN                               Độc lập– Tự do – Hạnh phúc

          

QUY CHẾ LÀM VIỆC TỔ TOÁN – LÝ – TIN – KTCN

NĂM HỌC: 2015 – 2016

I) PHẠM VI ÁP DỤNG: Cho tổ Toán - Lý - Tin- KTCN; Quy chế này quy định nội dung thực hiệnnhiệm vụ giảng dạy của giáo viên, công tác kiêm nhiệm của giáo viên trong nămhọc 2015 – 2016.

II)MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

          Quy chế tổ chuyên môn là cơ sở để giúpTổ trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá mức độ thực hiệnnhiệm vụ chuyên môn của giáo viên trong mỗi học kì và năm học; là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên theo hướngdẫn của Sở GD & ĐT.

          Mọi giáo viên có trách nhiệm thực hiệnnhững nội dung quy định trong quy chế này.

          Thúc đẩy sự nghiệp phát triển và thựchiện tốt nhiệm vụ của ngành tại đơn vị.

          III) NỘIDUNG QUY CHẾ

1) NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ÔNG : NGUYỄN THANH ĐỒNG

- Xây dựng kế hoạchhoạt động chung của tổ; giúp tổ viên xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn; kiểmtra đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện nghiêm túc việc dạy đúng, dạy đủ theo Phân phốichương trình của Sở GD& ĐT; thảo luận tình hình và đánh giá kết quả giáo dụchọc sinh thuộc phạm vi tổ phụ trách; đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện  học sinh. Quản lý cácthành viên của tổ, quản lý chuyên môn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụcủa giáo viên. Theo dõi các hoạt động toàn diện của tổ viên.

- Xây dựng Kế hoạch giảngdạy bộ môn, dạy học tự chọn, kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học theo học kì vànăm học.

- Tổ chức trao đổivà đánh giá kinh nghiệm giáo dục, làm đồ dùng dạy học; tổ chức dự giờ lên lớp củacác thành viên trong tổ để rút kinh nghiệm. Phân công tổ viên thực hiện nhiệm vụphụ đạo cho học sinh yếu kém.

- Việc theo dõi kiểm tra giáo viên của tổ trưởng phải làm thường kỳ, có kếhoạch và công khai. Hàng tháng báo cáo Ban giám hiệu  tình hình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, củaTổ CM. Nội dung đánh giá gồm: ưu điểm, khuyết điểm, những việc đã làm, đanglàm, kết quả, hiệu qủa và kiến nghị.

- Đánh giá, xếp loại GV hàng kì và hàng năm. Đề nghị hiệu trưởng khen thưởnghoặc kỷ luật giáo viên.

-Kiểm tra và phê kí lịch báo giảng và kế hoạch giảng dạy của giáo viên: 1 tuần/lần(Vào thứ 2 háng tuần)

            - Tổ chuyên môn mỗi tháng họp 2 lần

          - Việc sinh hoạt tổ chuyên môn cần bàn đúng nộidung, tránh bàn tràn lan, hình thức dẫn đến hiệu quả không cao.

-Phân công nhiệm vụ dạy thay khi giáo viên trong tổ bị đau ốm hoặc khi đi tậphuấn,…

-Phát các biểu mẫu và hướng dẫn giáo viên hoàn thành biểu mẫu như: chế độ bàikiểm tra, kê khai giờ vượt, lồng ghép và tích hợp GDBVMT; đăng kí thao giảng dựgiờ.

-Tổ chức và phân công giáo viên thực hiện tốt các tiết chuyên đề, thao giảng dựgiờ, kế hoạch dạy bù.

-Dự giờ 1,5 tiết/ tuần

2)NHIỆM VỤ CỦA TỔ PHÓ CHUYÊN MÔN BÀ: HỒ THỊ CƯƠNG

-Cùng với TTCM lập các kế hoạch của mình và giúp TTCM kiểm tra lịch báo giảngcủa bộ môn toán và kiểm tra sổ đầu bài khi được TTCM phân công;

-Theo dõi tình hình giảng dạy và công tác khác của giáo viên và báo cáo cho TTCM

-Kiểm tra đề thi môn toán, đánh giá thẩm định việc ra đề môn toán

3) NHIỆM VỤ GIÁO VIÊN BỘ MÔN:

- Giảng dạy và giáo dụctheo đúng Chương trình, kế hoạch giảng dạy. Xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môntheo đúng PPCT. Thực hiện đúng theo hướng dẫn chương trình giảm tải của sở GD& ĐT.Chuẩn bị và soạn bài theo quy định trước khi lên lớp. Chuẩn bị thínghiệm (nếu có ). Đầu tuần lên kế hoạch giảng và đưa TTCM duyệt.  Kiểm tra và chấm bài theo đúng quy định, đảmbảo đúng và kịp tiến độ. Thực hiện tốt việc ghi, nhận xét và đánh giá giờ dạy.Ghi điểm vào sổ gọi tên và ghi điểm, Thực hiện việc ghi điểm học bạ. Lên lớpđúng giờ, không tự tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy. Dạy thay khi được phân công. Thamgia quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Đảm bảo có đủhồ sơ giáo án theo yêu cầu. Tích cực tham gia các hoạt động của tổ, nhóm chuyênmôn và nhà trường.

- Thường xuyên tự rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá,bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt để nhằmnâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Tự bồi dưỡng và tham gia tốt các lớp bồidưỡng nghiệp vụ do trường hoặc ngành tổ chức. Tham gia tốt việc phụ đạo họcsinh yếu kém. Tích cực dự giờ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệpvụ sư phạm.

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo, gương mẫutrước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh; đối xử công bằng với học sinh,bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồngnghiệp trong công tác.

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viênkhác, gia đình và Đoàn trường trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục họcsinh. Tích cực tham gia hoạt động của Công đoàn, Nữ công và các hoạt động kháctrong Nhà trường.
          - Thực hiện tốt các công việckhác do Hiệu trưởng phân công.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Phápluật.

- Thực hiện tốt công tác thao giảng dự giờ, và dạythay khi được phân công

- Ra đề kiểm tra 1 tiết, học kì khi được phân công nhiệmvụ

4) GIÁO VIÊNCHỦ  NHIỆM:

Ngoài các nhiệm vụ giáo viên bộ môn, Giáo viên chủ nhiệmcòn có những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt đểcó biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp.

- Vào tên trong sổ điểm lớn theo quy định của nhà trường,vào theo tứ tự của học sinh.

- Tham gia các buổi sinh hoạt chủ nhiệm cùng với lãnhđạo nhà trường

- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm theo đúng chuyên đề củatrường. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để làm tốt công tác kết hợpgiáo dục học sinh.  Chủ động phối hợp vớiĐoàn trường, giáo viên bộ môn, các tổ chức xã hội có liên quan để làm tốt côngtác giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Tổ chức và điều hành tốt việc sinh hoạt 15 phút đầugiờ của lớp. Làm tốt công tác của lớp trực tuần. Tổ chức điều hành nội dunggiáo dục ngoài giờ lên lớp (nếu có); cuối tuần phải họp chủ nhiệm để đánh giá,xếp loại thi đua theo tuần, đảm nhận việc nhận xét hoạt động nền nềp của Nhàtrường.

- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học lực và hạnh kiểmcủa học sinh cuối kì học và cả năm theo quy định hiện hành của nhà trường. Đềnghị khen thưởng và kỉ luật học sinh, đề xuất danh sách học sinh được lên lớpthẳng, phải thi lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp;hoàn thành việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh.

- Thường kì báo cáo hoặc đột xuất ( nếu có ) tình hìnhhọc tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của học sinh lớp mình với Ban giám hiệunhà trường. Làm tốt công tác tham mưu, giúp hiệu trưởng đề ra các biện pháp nhằmkết hợp tốt giữa Nhà trường – gia đình – xã hội trong việc giảng dạy và giáo dụchọc sinh.

5) NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ:

Mỗi giáo viên có đủ hồ sơ theo quy định của ngành gồmcó: Lịch báo giảng, sổ ghi điểm cá nhân, kế hoạch sử dụng thiết bị, sổ dự giờ,sổ họp và giáo án. Đối với giáo viên chủ nhiệm ngoài các loại trên còn có thêmcác loại sổ gọi tên ghi điểm, sổ ghi đầu bài, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc giữagia đình và nhà trường, sổ học bạ, sổ theo dõi hành vi đạo đức học sinh.

+ GIÁO ÁN:

- Soạn bài đầy đủ theo phân phối ch­ương trình, phùhợp với đối tượng học sinh. Trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp, đúng quycách theo qui định chung của sở. Không ngừng đổi mới ph­ương pháp giảng dạy,thiết kế bài giảng theo hư­ớng phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực tựhọc của học sinh.

- Các phân môn phải có giáo án riêng. Không soạn gộp.Các tiết dạy phải được đánh số thứ tự từ tiết 1 đến tiết cuối cùng của năm họcvà ghi rõ ngày soạn, ngày dạy.                                           

              - Bám sát chuẩn kiếnthức, kĩ năng của chương trình, phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tậpcủa học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên;

- Giáo án thể hiện được nội dunglồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT( nếu có)

- Giáo án thêm cột định hướngphát triển năng lực học sinh.

+ LỊCH BÁO GIẢNG VÀ KẾ  HOẠCH GIẢNGDẠY:

- Lên đầy đủ lịch báo giảng theo quy định chung. Ghiđầy đủ  thứ tự của tuần học, thời giancủa từng tuần từ ngày …đến ngày…Đầy đủ thông tin các cột trong lịch báo giảngtheo mẫu.

- Yêu cầu lên lịch báo giảng nộp vào sáng thừ 2 hàngtuần đề kiểm tra và kí duyệt

- Kế hoạch cá nhân lên cụ thể rõ ràng.

+ SỔ GHI ĐIỂM CÁ NHÂN:

Ghi đầy đủ Lớp, môn, họ và têncủa học sinh ở trang học kỳ I và học kỳ II. Có tổng hợp kết quả học tập của họcsinh cuối học kỳ: Số lượng và tỷ lệ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém vào phầncuối trang

Điểm học sinh được cập nhật hàngngày trên sổ cá nhân: điểm ghi chép sạch sẽ, rõ ràng, dung viết bi một loạimực, không tẩy xóa tùy tiện. Sửa điểm đảm bảo đúng quy chế

+ SỔ DỰ GIỜ:

- Ghi chép, chấm điểm và xếp loạiđầy đủ, cụ thể phần đánh giá xếp loại và tiến trình giờ dạy trong sổ dự giờ.

- Học kì I dự giờ tối thiểu 15tiết. Có nhận xét, kiểm tra của Tổ trưởng CM

- Học kì II dự giờ tối thiểu 16tiết. Có nhận xét, kiểm tra của Tổ trưởng CM

+ SỔ HỌP:

- Là sổ tay của giáo viên ghichép các nội dung cuộc họp của hội đồng, họp chủ nhiệm( nếu chủ nhiệm), tổchuyên môn và nội dung các buổi hội ý trong nhà trường.

 - Số lần kiểm tra tối thiểu: 2 lần/1 học kỳ.Có nhận xét, kiểm tra của Tổ trưởng CM

6) SỔ CHỦ NHIỆM:

- Thực hiện theo kế hoạch củatrường.

- Hoàn thành các nội dung theomẫu chung của trường: Nội quy nhà trường, phần tổ chức lớp, sơ đồ lớp học, danhsách cán bộ lớp, đại diện cha mẹ học sinh, tình hình lớp, khảo sát chất lượng đầunăm. Các đặc điểm tình hình lớp, kế hoạch thực hiện, mục đích, chỉ tiêu toàndiện cuối năm và phần theo dõi học sinh được ghi chép đầy đủ, chi tiết theo yêucầu.

Hàng tháng phải lên kế hoạch hoạtđộng và sơ kết hàng tuần theo biểu mẫu.

         HIỆUTRƯỞNG                                                                   TTCM

               ( duyệt)

       TRẦN VIỆT QUỐC                                                 NGUYỄN THANH ĐỒNG

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image