Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 2
  • Trong tuần: 122
  • Tất cả: 39521
10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh THCS

Trẻ em không chỉcần người lớn cho ăn ngon, mặc đẹp. Trong quá trình phát triển và hình thànhnhân cách của trẻ, việc được quan tâm, bồi dưỡng về mặt tinh thần đôi khi quantrọng hơn nhiều so với vật chất. Ngay cả khi bạn có thể thuê cho con mình nhữnggia sư, giáo viên tốt nhất, thì việc có bố mẹ quan tâm, chia sẻ, định hướng làkhông thể thiếu đối với sự trưởng thành của trẻ. Việc định hướng này sẽ quyết định60-70% sự thành công và tính cách của trẻ sau này.

Họcsinh THCS (12-16 tuổi) là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sứckhỏe và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóngvui chóng buồn. Dưới đây là những kỹ năng sống cần thiết chohọc sinh trung học cơ sở.

10nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh THCS

1- Kỹnăng tự phục vụ bản thân

2- Kỹ năng xáclập mục tiêu cuộc đời

3- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

4- Kỹ năng điềuchỉnh và quản lý cảm xúc

5- Kỹ năng tựnhận thức và đánh giá bản thân

6- Kỹ năng giaotiếp và ứng xử

7- Kỹ năng hợptác và chia sẻ

8- Kỹ năng thểhiện tự tin trước đám đông

9- Kỹ năng đốidiện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống

10- Kỹ năng đánhgiá người khác.

Mâu thuẫn giữa ýmuốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫnngoài xã hội với ý thức “các em vẫn còn là trẻ con” trong suy nghĩ của các bậccha mẹ, thầy cô đã nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị kỹ năngcần thiết để ứng phó và giải quyết. Đây là một trong những nguyên nhân chínhdẫn đến tình trạng phạm pháp ở thanh thiếu niên, đặc biệt ở độ tuổi THCS, ngàycàng gia tăng đến mức độ đáng báo động trong xã hội.

Kỹ năng sống cầntrang bị cho lứa tuổi thiếu niên là những kỹ năng nào?

Thậtbất ngờ khi có sự khác biệt giữa danh mục chọn lựa các kỹ năng sống giữa họcsinh và các chuyên gia cùng các thầy cô đang giảng dạy tại bậc THCS. Tuy nhiên,sự khác biệt này là do sự sắp xếp mức độ quan trọng của các kỹ năng theo thứ tựưu tiên. Kết hợp 10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS (do các nhànghiên cứu, quản lý, giáo viên thiết lập) và kết quả khảo sát những kỹ năngđược học sinh cho là cần thiết với các em, đề tài tập trung nghiên cứu bốn nhómkỹ năng mềm thiết yếu dành cho học sinh:

(1)Nhóm kỹ năng tự nhận thức bản thân (tổ chức trò chơi Tôi là ai trong giờ sinhhoạt giáo viên chủ nhiệm).

(2)Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử (cách giao tiếp trong môi trườnghọc đường, với bố mẹ, người lớn tuổi).

(3) Kỹnăng hợp tác và chia sẻ (bài tập kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết xung độttrong học đường).

(4)Nhóm kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và chưa hợp lý (phân biệt hành vi dũngcảm và liều mạng, hành vi yêu thương và lạm dụng tình dục...).

Hầuhết đề tài nghiên cứu trước đây đều có chung nhận định: học sinh thời nay năngđộng, tự tin, mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình và thường có mức yêu cầu caođối với bản thân. Kết quả nghiên cứu cho thấy các em bước đầu hình thành nhữngquan niệm cơ bản về kỹ năng sống, phần đông nhận thức được kỹ năng sống là hànhvi con người thể hiện khi ứng phó với những tình huống diễn ra trong cuộc sống,dựa trên những phẩm chất tâm lý và kinh nghiệm cá nhân.

Bêncạnh đó, các em cũng nhận định được nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu kỹnăng sống là do chưa có sự hòa hợp trong giao tiếp giữa các em với cha mẹ, thầycô. Đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống, quan niệm sống từ bạn bè cùnglớp, cùng trường và từ các phương tiện thông tin đại chúng (mạng Internet, báochí, diễn đàn...).

Tuynhiên, chỉ mới dừng ở việc nhận thức, đa số học sinh vẫn chưa tiếp cận đượcnhững biện pháp rèn luyện để hình thành kỹ năng sống. Điều này cần sự nỗ lực từnhiều phía: gia đình, nhà trường và chính bản thân học sinh.

Rènluyện kỹ năng sống cho con bằng cách nào?

Như đãnói ở trên, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là một quá trình lâu dài cần sự hợptác giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, ngay từ khi trẻ còn nhỏ,các bậc cha mẹ cỏ thể định hướng cho con những kỹ năng sống cần thiết quaphương pháp của người Nhật sau đây.

1. Không áp đặt trẻ

Việcáp đặt trẻ là một phương pháp dạy con không khoa học chút nào. Bạn cứ thửnghĩ xem, khi có ai áp đặt lên bạn một điều gì đó, cũng giống như ép buộc bạnlàm việc gì đó thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, và nếu phải làm thì cũnglàm cho qua và chống đối.

Hãy đểtrẻ phát triển một cách tự nhiên. Nếu bé học những môn mà bé yêu thích thì hãyđầu tư để giúp bé có thể thể hiện khả năng và những thế mạnh của mình. Bạnkhông thể ép buộc trẻ làm những việc mà bạn thích, như thế sẽ hoàn toàn làm kìmhãm sự phát triển trí tuệ của bé.

2. Tự lập

Nhữngbà mẹ người Nhật rất chú trọng vào việc dạy dỗ con cái của mình. Tự lập là mộttrong những kỹ năng sống không thể thiếu. Dạy trẻ tự lập theo độ tuổi rấtđược cha mẹ Nhật chú trọng rèn cho con. Đầu tiên là thói quen ngủ sớm dậy sớm,thói quen ăn uống tốt. 1 tuổi rưỡi khi bé bắt đầu muốn tự xúc sẽ để bé tập xúc,khi ăn không xem tivi, không đi rong. Cho đến 3 tuổi sẽ tự biết làm những việcliên quan đến vệ sinh cá nhân, thay đồ, biết dọn dẹp đồ mình bày ra.

Cũngtừ tầm 3 tuổi sẽ tích cực dạy trẻ giúp việc nhà phù hợp với khả năng. Bởi vìthông qua từng việc nhỏ ấy sẽ nuôi dưỡng cho trẻ sự tự tin, tinh thần tự chủ vàyêu lao động, suy nghĩ tích cực, đồng thời trẻ sẽ học hỏi cho mình cách giảiquyết vấn đề. Chính việc cho trẻ tự làm việc nhà, tôn trọng mong muốn của trẻchính là cơ hội tuyệt vời rèn luyện kỹ năng sống tích cực cho trẻ.

3. Cho bé trải nghiệm vàlàm quen với môi trường bên ngoài ngay khi còn nhỏ

Ở ViệtNam,chúng ta thường có thói quen, khi một đứa trẻ sinh ra, thì sau ít nhất 3 tháng,thậm chí còn lâu hơn mới được bế ra ngoài, nhưng phải bum kín người sợ ánh nắngmặt trời chiếu vào vì kiêng kỵ nhiều thứ.  Có lẽ nhiều người Việt Nam sẽthắc mắc khi biết rằng, ở Nhật trẻ mới 2 tháng tuổi đã được bế đi dạo để cảmnhận khí trời buổi sớm, hay trẻ tầm 3-4 tháng trở đi mà cha mẹ cứ để bé đầutrần, được mẹ địu dưới cái nóng bức, dưới cái rét mùa đông, dưới cái mưa nhẹ màchẳng cần mũ.

NgườiNhật làm thế chỉ đơn giản vì muốn cho trẻ tiếp xúc và làm quen với môi trườngthiên nhiên ngay từ nhỏ giống như một cách giúp tăng sức đề kháng. Họ sẽ khôngngại nếu con mình bị ốm, vì như thế sẽ cho bé làm quen và thích ứng với môitrường khắc nghiệt bên ngoài. Nhưng kết quả họ nhận được lại rất đáng ngạcnhiên đó là những đứa trẻ Nhật đều rất khỏe mạnh, rắn rỏi, rất ít ốm và luônthích hoạt động ngoài trời.

Khitrẻ lớn dần lên chút nữa là cho trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc gần gũi với thiênnhiên, quan sát thiên nhiên để học hỏi. Để dạy trẻ biết trân trọng sự sống họcho trẻ tập trồng hoa, trồng cây, nuôi thú hay hường xuyên dẫn đi các vùngngoại ô để làm quen với động vật. Những dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ họ cho trẻ đicâu cá, nghịch ở sông, bắt ve bắt bướm.

4. Cho tập luyện thể thaotừ nhỏ

Nếusang Nhật bạn sẽ nhìn thấy những trung tâm giáo dục thể chất cho trẻ em từ độtuổi rất nhỏ. Tầm khoảng 6, 7 tháng là trẻ có thể bắt đầu đi tập gym để nângcao sức khỏe, để làm quen với các bạn khác cùng trang lứa. Điều này rất tốt khibố mẹ muốn nângcao kỹ năng mềm cho bé ngay từ nhỏ vì khi được tiếp xúc với xã hội bênngoài từ nhỏ, được nói chuyện với người lạ, lớn lên bé sẽ tự tin hơn.

5.Coi trọng giáo dục đạo đức trong gia đình

Vănhóa kính trên nhường dưới là kỹ năng sống rất phổ biến ở các nước châu Ákể cả ở Việt Nam.Nhưng ở Nhật họ đánh giá con người rất cao qua những hành vi đạo đức từ nhữnghành động rất nhỏ. Chính vì thế, trong gia đình bố mẹ Nhật coi trọng giá trịđạo đức của các thành viên trong gia đình đặc biệt là khi giáo dục cho con trẻ.Vì khi trong gia đình, bé ngoan ngoãn lễ phép thì trong mối quan hệ với mọingười bên ngoài xã hội bé sẽ cũng làm như thế.

6. Lắng nghe và tròchuyện cùng con

Khôngcó chuyện mẹ bảo con phải nghe ở Nhật vì họ học cách kiên nhẫn lắng nghe nhữngsuy nghĩ, những mong muốn nguyện vọng của con em mình. Sau đó bố mẹ sẽ giảngdạy nói cho bé những điều bé còn băn khoăn và chờ đến lúc bé phản kháng. Đây làmột kỹ năng sống quan trọng nhất mà người Nhật dùng nó để giao tiếp cùng con.Không chặn họng khi con đang nói, không gạt phăng đi phản đối hay quát mắng khicon vừa mới nói ra ý kiến của mình. Thay vào đó hãy học cách kiềm chế bằng cáchim lặng trong 6 giây đầu tiên để kìm nén cơn giận, sau đó mở rộng cách nhìnnhận để thừa nhận mong muốn và chủ kiến của con trước khi đưa ra ý kiến phảnđối hoặc lời khuyên của mình cho con.

Vớicách giải quyết như thế đã giúp xua tan đi xung đột không đáng có giữa cha mẹvà con cái. Những người Nhật học được từ gia đình mình cách ứng xử như này nênra ngoài xã hội họ cũng đối xử với nhau nhẹ nhàng như vậy, tạo nên nét ứng xửtinh tế của riêng họ.

Kếtluận:

Khinhà trường chỉ chú trọng dạy văn hoá mà không quan tâm nhiều đến việc dạy kỹnăng sống cho trẻ. Trẻ dù học giỏi nhưng thụ động, không dám giao tiếp trướcđám đông còn nguy hiểm hơn cả việc học dốt. Để không rơi vào tình trạng đó, cácbậc phụ huynh cần chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho con mình ngay từ bây giờbằng các phương pháp như trên hoặc có thể cho con tham gia các khóa học kỹ năngsống tại các trung tâm uy tín. Đầu tư vào kỹ năng sống cho con là sự đầu tưkhôn ngoan và chúng tôi tin giá trị nhận về sẽ xứng đáng với công sức bạn bỏ ra.