Tin khác
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 18
  • Trong tuần: 178
  • Tất cả: 36808
Tiểu sử nhà bác học Lê Quý Đôn

Tiểu sử nhà bác học Lê Quý Đôn

Nhà bác học Việt Nam. Thuở nhỏ tên là Lê Danh Phương tự Doãn Hậu hiệu Quế Đường, người làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam, nay là tỉnh Thái Bình. Con của tiến sĩ Lê Phú Thứ, nổi tiếng thông minh từ bé, có trí nhớ rất tốt. Người đương thời coi là “thần đồng” 17 tuổi đi thi Hương đỗ giải Nguyên khoa Nhâm thân (1752) dưới đời Cảnh Hưng. Vừa 27 tuổi đi thi hội đỗ Hội Nguyên, rồi vào thi Đình đỗ Bảng nhãn(kỳ thi này không lấy Trạng Nguyên). Sau khi đậu được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, rồi làm ở ban Toản tu Quốc sự, sau đó được cử đi điều tra trấn SơnNam, rồi biệt phái sang phủ Chúa.Nam1757 thăng chức thi giảng Viện Hàn Lâm.

Lúc mất được tặng Thượng thư bộ công. Theo Phan Hbachoclqd_01uy Chú ông mất năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783). Nhưng nhiều tài liệu khác có căn cứ hơn ông mất ngày 14 tháng 4 âm lịch năm Cảnh Hưng thứ 45.

Lê Quý Đôn là nhà bác học có kiến thức hết sức uyên bác và đa dạng, có thể ông là người đã tóm thâu mọi mặt trí thức của thời đại bấy giờ. Căn cứ vào những tác phẩm nghiên cứu về lịch sử rất có giá trị của ông như: Đại Việt Thông Sử (Bộ sử thông suốt cổ kim về nước đại việt, VHV 1330/2.3) Phủ biên thập lục, Bắc sứ thông lục…hoàn toàn có thể gọi Lê Quý Đôn là nhà sử học. Căn cứ vào những tác phẩm nghiên cứu về triết học cũng không kém giá trị của ông như: Thư kinh diễn nghĩa, Dịch kinh phu thuyết, Xuân thu lược luận, Quần thư khảo biện…hoàn toàn có thể gọi Lê Quý Đôn là nhà triết học và căn cứ những tri đức được phản ảnh trong các công trình trước sáng tác khácc của ông, nhất là trong bộ Vân đài loại ngữ còn có thể gọi ông bằng nhiều danh hiệu khác nữa như nhà chính trị học, nhà kinh tế học, nhà xã hội học, nhà nông học, nhà địa lý học, nhà ngôn ngữ học.v.v. Bùi Huy Bích viết về Lê Quý Đôn: “Thông minh nhất đời, đọc thông các sách soạn ra văn chương đủ dạy đời và lưu truyền về sau. Nước ta trong vài trăm năm sau mới có một người như thầy”. Phan Huy Chú cũng đánh giá rất cao Lê Quý Đôn: “Ông tư chất khác đời, thông minh hơn người. Bình sinh làm sách rất nhiều, bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi, mà nói về điển cổ đầy đủ, rõ ràng. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng ở trên đời. Trong khối tri thức đồ sộ của Lê Quý Đôn có một đặc điểm rất đáng chú ý là ông kết hợp được 2 mặt tri thức sách vở và tri thức đời sống, tri thức thực tiển.

Lê Quý Đôn là nhà Bác Học hết sức tự hào về nền văn hiến của dân tộc mình. Ông khẳng định nhiều lần về nền văn hiến nước ta là một nền văn hiến lâu đời và thành tựu rực rỡ của nó không kém gì nền văn hiến của dân tộc phướng Bắc, chỉ đáng tiếc là vì chiến tranh nên bị mai một, thất lạc đi mà thôi. Trong hoạt động văn hóa, Lê Quý Đôn vừa là nhà nghiên cứu, vừa là nhà lý luận phê bình, nhà sáng tác. Về những công trình nghiên cứu văn học của Lê Quý Đôn đáng chú ý nhất là bộ hợp tuyển Toàn Việt thi lục.

Về sáng tác, Lê Quý Đôn có Quế đường thi tập và Quế đường văn tập. Hầu hết sách tác của Lê Quý Đôn viết bằng chữ hán. Về sáng tác bằng chữ Nôm đáng chú ý là bài Khải của Lê Quý Đôn viết bằng văn xuôi trong Bắc sứ thông lục.

Lê Quý Đôn có đóng góp về nhiều mặt, ngay trong hoạt động văn học không chỉ có sáng tác mà ông còn quan tâm đến công việc sưu tầm nghiên cứu lý luận

Tin liên quan